Lời mở đầu

Thân chào quí độc giả và các bạn!

Hiện nay blog này đã được di chuyển sang chỗ mới tại địa chỉ:


Các bài cập nhật sẽ được cập nhật trên địa chỉ mới này, mời quí vị và các bạn theo dõi trên địa chỉ mới!
Blog cũ này sẽ không được cập nhật them nữa.
Trân trọng cảm ơn quí vị và các bạn đã ghé thăm!

Thứ Ba, 11 tháng 2, 2014

Trích dẫn tài liệu và tham khảo

Trích dẫn nguồn tài liệu tham khảo không những quan trọng, cần thiết, mà còn thể hiện một hành vi không phạm pháp. Vì nếu trích dẫn tài liệu của người khác mà không nêu nguồn trích dẫn thì được coi là một hành động phạm pháp, và người thực hiện hành vi đó là tội phạm. Tôi đã từng nhiều lần nói thẳng với sinh viên trước hội đồng bảo vệ rằng nếu trích dẫn mà không chú dẫn nguồn thì bị coi là tội ăn cắp. Điều đáng ngạc nhiên là khá nhiều sinh viên, thậm chí một số thành viên Hội đồng bị sốc trước những nhận xét đó. Việc bị sốc này cho thấy nhiều sinh viên và thậm chí một số giáo viên chưa coi trọng việc chú dẫn tài liệu tham khảo. Thậm chí việc lấy của người khác trình bày trong báo cáo của mình là một điều đương nhiên, là một thói quen và coi như không có vấn đề gì! Thật nguy hiểm!

Ở quê, kẻ trộm chó thường bị cả làng đuổi theo và đánh, thậm chí dẫn giải bêu riếu khắp xóm. Nhưng hiện nay, ở phố, nhiều sinh viên đang ăn cắp trí tuệ của người khác và được coi là điều bình thường. Cùng là hành vi trộm cắp, thậm chí kẻ trộm tri thức ở phố còn được học hành tử tế hơn kẻ trộm chó ở quê, nhưng lại được chấp nhận trong khi kẻ trộm chó lại bị lên án!

Về nguyên tắc, tất cả những nội dung trình bày trong đồ án, nếu copy hoặc dịch từ một nguồn khác đều phải chú dẫn nguồn. các nội dung hay trích dẫn gồm:
- Hình vẽ
- Bảng biểu, sơ đồ
- Công thức
- Định nghĩa, định lí
- Số liệu báo cáo, thống kê
- Những nhận định, đánh giá của các chuyên gia
-...
Lưu ý là ngay cả khi các bạn dịch từ tài liệu gốc sang tiếng Việt, thì nội dung đấy cũng phải trích nguồn vì đấy không phải do bạn nghĩ ra, bạn chỉ diễn giẩi ý của họ theo cách của mình, ngôn ngữ của mình thôi. Tôi đã gặp nhiều sinh viên trả lời hồn nhiên như thế này: ơ, cái phần đó em có copy của ai đâu, em tự dịch ra đấy chứ! Nghe xong tức anh ách!

Tức hơn nữa là nhiều lần đọc cả quyển đồ án mà không thấy bất cứ một chú dẫn tài liệu tham khảo nào. Nhất là trong các chương mang tính tổng quan và lí thuyết như các chương 1 và 2.

Vậy câu hỏi đặt ra là làm sao để chú dẫn nguồn tài liệu cho đúng và khoa học? Chỉ cần thực hiện 2 bước đơn giản như sau:

Bước 1: Tìm và liệt kê danh sách tài liệu tham khảo

 Danh sách tài liệu tham khảo thường nàm ở cuối quyển báo cáo, ngay sau phần kết luận của đồ án. Nhìn thì không quan trọng nhưng để làm cho đúng quy cách thì lại phải rất tỉ mỉ.

Thứ nhất, thông tin về mỗi tài liệu tham khảo là phải đầy đủ từ tên tác giả, tên tài liệu, nhà xuất bản (nếu là sách), tên hội nghị (nếu là bài báo hội nghị), tên tạp chí (nếu là bài báo tạp chí khoa học), địa điểm công bố, ngày tháng công bố, vị trí số trang trong quyển công bố. Nếu thiếu một trong các thông tin trên đều không được.

Ví dụ, một tài liệu mà mô tả như sau, nhìn có vẻ ok nhưng về mặt khoa học là không được:
1. Manh Hung Nguyen, Dinh Que Tran. Acomputational trust model with trustworthiness against liars in multiagent systems. 2012.

Mô tả này không được vì:
- Thiếu thông tin về tạp chí, hội nghị công bố bài báo này
- Không có số trang, số quyển công bố
- Giữa tên các tác giả có dấu phẩy, nhưng trước tên tác giả cuối cùng không được có dấu phẩy, mà là chữ "and"

Để tìm được đầy đủ thông tin về bài báo để mô tả, các bạn có thể dùng một mẹo rất đơn giản:
- copy tên bài báo,
- paste vào google,
- gõ thêm chữ bibtex vào cuối (rất quan trọng để tìm được cách cite)
- nhấn enter

Kết quả ví dụ với tài liệu trên như sau:


 Khi đó, click vào các link chú ý nhất, ưu tiên các trang:
- springer.org
- dl.acm.org
- bibsonomy.org (như hình trên)
Kết quả hiện ra trang thống kê, tìm chọn cách cite phù hợp nhất với mình, như hình này:



Copy nội dung mô tả về paste vào, một mô tả thế này được coi là chấp nhận được:
1. Manh Hung Nguyen, and Dinh Que Tran. Acomputational trust model with trustworthiness against liars in multiagent systems. ICCCI 1, volume 7653 of Lecture Notes in Computer Science, page 446-455. Springer, (2012)

Thứ hai, sắp xếp và gom nhóm danh sách các tài liệu tham khảo sau khi có mô tả đầy đủ.
- Thông thường nên chia nhóm tài liệu tham khảo theo thứ tự: nhóm tiếng anh, nhóm tiếng việt, và nhóm các trang web (chỉ cần địa chỉ web)
- Trong mỗi nhóm, thứ tự sắp xếp tài liệu là khác nhau.
- Tên tác giả viết theo thứ tự TÊN rồi đến HỌ. Áp dụng ngay cả đối với tác giả người Việt.
- Với nhóm tiếng Anh, thứ tự dựa theo thứ tự a,b,c (bảng chữ cái) của HỌ (chữ cuối cùng trong họ tên) của tác giả thứ nhất
- Nếu họ của tác giả thứ nhất giống nhau thì xếp theo thứ tự chữ cái của TÊN tác giả thứ nhất
- Nếu họ tên tác giả thứ nhất giống nhau thì xếp theo cùng quy luật đối với tác giả thứ hai.
- Nếu tất cả tác giả đều giống nhau thì xếp theo thứ tự thời gian công bố: cái nào công bố trước thì xếp trước.
- Đối với nhóm tài liệu tiếng Việt thì tác giả phải viết theo thứ tự HỌ rồi đến TÊN.
- Thứ tự xếp theo thứ tự bảng chữ cái của TÊN tác giả thứ nhất.
- Nếu tên giống nhau thì xếp theo HỌ của tác giả thứ nhất.
- Nếu họ và tên tác giả thứ nhất đều giống nhau thì áp dụng nguyên quy luật với tác giả thứ hai.
- Nếu tất cả tác giả đều giống nhau thì xếp theo thứ tự thời gian công bố: cái nào công bố trước thì xếp trước.
- Tài liệu sau khi sắp xếp thì đánh số thứ tự từ 1 đến hết, sang nhóm khác vẫn tiếp tục tăng số thứ tự chứ không đánh số lại từ 1.
Vậy là xong bước 1, chuẩn bị snag bước 2

Bước 2: chú dẫn tài liệu tham khảo đúng chỗ

Một số nguyên tắc khi trích dẫn và chú dẫn nguồn:
- Với hình vẽ, bảng biểu, sơ đồ thì chú dẫn tên (số thứ tự) tài liệu tham khảo ngay cuối caption của hình, đặt trong cặp ngoặc vuông.
Ví dụ:
                         Hình 1.7: Sơ đồ tổng quan mô hình MVC [17].

Nếu hình vẽ đó trích từ tài liệu tham khảo số 17.

- Nếu là công thức toán học thì phải chú thích trước khi dẫn giải.
Ví dụ:
           Khoảng cách Euclide được tính như sau [ 12]:  <công thức đặt ở đây, hoặc xuống 1 dòng, căn giữa>

- Nếu là số liệu, nhận định, hay đoạn văn bản thì chú thích tài liệu tham khảo ở cuối câu của cùng của đoạn trích.
- Không nên trích tài liệu tham khảo trên các heading, đề mục.
- Nếu trong một mục có trích dẫn nhiều lần thì có thể giới thiệu luôn tên tác giả.
Ví dụ:
        Theo John et al. [6], Android có những ưu điểm như sau: <sau đó là một loạt gạch đầu dòng, không cần thêm chú dẫn>

Chỉ cần làm đầy đủ các bước đơn giản như thế, bạn đã tránh được cái tội ăn cắp. Và tất nhiên, nguwoif đọc sẽ dành nhiều cảm tình cho quyển đồ án của bạn hơn vì họ không phải tức anh ánh như nhiều lần tôi đã từng bị! ;)